Sản phẩm  
Kính Phản Quang

KÍNH PHẢN QUANG

Kính phản quang là gì mà nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người đến vậy? Bên cạnh kính cường lực, kính dán an toàn, kính hộp,… thì kính phản quang cũng là một trong những vật liệu được sử dụng nhiều trong các công trình kiến trúc. Vậy kính phản quan là gì? Vật liệu này có những ưu điểm gì và nên lựa chọn  loại kính này cho các công trình như thế nào? Những thắc mắc đó Hoàng Thiên Glass xin được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Kính phản quang là loại kính có thể phản xạ ánh sáng, ngăn tia tử ngoại, tia cực tím cách nhiệt tốt nhưng vẫn để cho ánh sáng truyền qua được,  có màu sắc trong suốt, bề mặt được phủ một lớp hóa chất đặc biệt có thể cho ánh sáng đi qua nhưng không làm nóng bề mặt kính.

Cách phân biệt kính phản quang

Để phân biệt kính phản quang với các loại kính cường lực khác tương đối đơn giản, bằng mắt thường ta có thể dễ dàng nhận ra một mặt kính có lớp phản quang như gương soi, còn mặt kia thì không.

lCó 2 cách đơn giản để nhận biết như sau:

– Cách thứ nhất là sờ lên hai mặt của tấm kính, mặt nào để lại dấu vân tay rõ nét và rất khó lau sạch bằng tay không thì mặt đó là mặt phủ lớp phản quang.

– Cách thứ hai là soi một ngọn lửa trước tấm kính, nếu mặt nào cho hình ảnh (như trong gương) có 2 hình ảnh của ngọn lửa thì mặt còn lại (mặt phía sau) là mặt phủ lớp phản quang.

Tác dụng của kính phản quang

– Nhờ lớp hóa chất Oxit kim loại được phủ lên kính, kính phản quang có thể giảm thiểu được những nhiệt lượng dư thừa, giảm độ chói sáng, cân bằng được ánh sáng vào phòng.

– Ngăn chặn các tia UV có hại. Do bề mặt kính được phủ 1 lớp phản quang bằng oxit kim loại nên có tác dụng ngăn chặn tia tử ngoại, tia UV gây hại

– Bức xạ nhiệt : Vì có đặc tính bức xạ nhiệt tốt, nên kính phản quang có thể giảm tới 25% lượng nhiệt truyền tới, vì vậy nó được sử dụng nhiều trong các tòa nhà cao tầng, cửa sổ kính, mái kính.

– Khả năng cách âm và cách nhiệt tốt.

– Tính ứng dụng cao nhờ đa dạng về chủng loại như kính tôi phản quang, kính dán phản quang, kính phản quang thường…

– Tính  thẩm mỹ cao nhờ phong phú về màu sắc.

Phân loại kính phản quang

–  Kính phản quang phủ cứng – Nhiệt phân:

Phương pháp này được thực hiện trong khi tôi kính ở nhiệt độ 1200 độ C giúp lớp phủ hợp nhất trong kính tạo ra sản phẩm kính phản quang có độ bền vĩnh viễn. Có thể cắt, gia cường, gia nhiệt, uốn cong đều được…

– Kính phản quang phủ mềm – phủ chân không:

So sánh với kính phản quang phủ cứng thì kính phản quang phủ mềm có độ bền kém hơn, dễ xước và bong tróc hơn.Không thể uốn cong, gia cường. Có thể cắt gọt nhưng rất phức tạp.

Ứng dụng phương pháp phản ứng dây chuyền trong lò chân không, một lượng vừa đủ kim loại phủ lên bề mặt kính thành phẩm.

Kích cỡ và quy cách kính:

1.   Kính phản quang xanh lá lợt (Stopsol Supersilver Green Reflective)

 

Độ dày

Quy cách

5mm

2250 x 3210

2440 x 3210

6mm

8mm

2.   Kính phản quang xanh lá đậm (Stopsol Classic Green Reflective)

Độ dày

Quy cách

5mm

2140 x 3210

2250 x 3210

2440 x 3210

6mm

8mm

3.   Kính phản quang xanh biển lợt (Stopsol Supersilver Dark Blue Reflective)

Độ dày

Quy cách

5mm

2250 x 3210

2440 x 3210

6mm

8mm

4.   Kính phản quang xanh biển đậm (Stopsol Classic Dark Blue Reflective)

Độ dày

Quy cách

5mm

2140 x 3210

2250 x 3210

2440 x 3210

6mm

8mm

5.   Kính phản quang xám  (Stopsol Supersilver Euro Grey Reflective)

Độ dày

Quy cách

5mm

2250 x 3210

2440 x 3210

6mm

8mm

Những lưu ý khi sử dụng kính phản quang

– Có thể xuất hiện hiện tượng rạn nứt kính do hiệu ứng kính phản quang phải hấp thụ và phản chiếu 1 lượng lớn nhiệt độ dư thừa. Các chuyên gia khuyên bạn nên chọn loại kính gia cường, gia nhiệt để tránh vấn đề này.

– Không nên để các vật dụng khác, đặc biệt là vật dụng dễ cháy ngay sát kính, nên tạo ra khoảng cách tối thiểu là 1000mm để kính có thể khuếch tán nhiệt.

– Khi vệ sinh kính, không nên dùng hóa chất có tính ăn mòn cao. Không để điều hòa thổi trực tiếp lên bề mặt kính

– Mặt dựng thì nên sử dụng kính phản quang phủ cứng, nếu muốn sử dụng loại kính phản quang phủ mềm thì nên lật ngược mặt phản quang vào phía trong.

– Kính phản quang phủ mềm rất dễ trầy xước, vì thế không sử dụng vào hạng mục cửa.